Khác với các quốc gia phát triển đang có dấu hiệu chững lại, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ. Trong vài năm trở lại đây, có thể dễ dàng nhận thấy thị trường này tại Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng chú ý.
Theo như dự đoán, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì thị trường TMĐT tại Việt Nam sẽ đạt mức 15 tỉ đô trong năm 2025 và chỉ xếp sau Indonesia trong khu vực. Mặc dù con số đáng kinh ngạc như vậy nhưng thương mại trực tuyến vẫn bị đánh giá khá thấp, chỉ đạt khoảng 2 – 3% tổng doanh số bán lẻ.
Con số này khá mờ nhạt so với với khoảng 20% và 10% tương ứng ở Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là điều kiện và cơ hội thuận lợi để phát triển các mô hình kinh doanh TMĐT xuyên biên giới đã xuất hiện ở nước ngoài nhưng chưa phát triển mạnh trong khu vực, như Print-on-demand, Fulfillment hay đặc biệt là Dropshipping.
Xem thêm: Dropshipping Là Gì? Cẩm Nang Đầy Đủ Từ A – Z Về Dropshipping 2020
Những khó khăn của người làm Dropshipping
Thật ra mô hình dropshipping đã được áp dụng rộng rãi và không ít người đã thành công tại các nước có thị trường TMĐT phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay các nước Châu Âu. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam thì mô hình này vẫn chưa thực sự phổ biến và với các nhà bán hàng thì nó vẫn còn là câu hỏi được bỏ ngỏ.
Mặc dù với xu hướng mua sắm online nhộn nhịp hiện nay, nhiều người cho rằng việc kinh doanh theo mô hình dropshipping là không khả thi tại thị trường Việt Nam do còn nhiều rào cản. Vì bản chất dropshipping cho phép các nhà kinh doanh hoạt động xuyên biên giới nên đây cũng là điều dễ hiểu. Ngoài rào cản về ngôn ngữ và vận chuyển thì làm thế nào để tối ưu được chi phí trong toàn bộ quy trình cũng là điều mà bất cứ ai có ý định dropship tại Việt Nam đều lo lắng.
Lí do là vì kinh doanh theo mô hình dropshipping chỉ tạo ra lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá thành và giá nhập sản phẩm. Giá thành sẽ bao gồm:
– Giá nhập sản phẩm từ nhà cung cấp
– Chi phí vận chuyển xuyên biên giới
– Chi phí xử lý đơn hàng dropshipping
– Chi phí duy trì gian hàng/website/landing bán hàng
– Chi phí quảng cáo và các chi phí khác
Và chính vì bao gồm quá nhiều chi phí như vậy nên nhiều người khi kinh doanh theo mô hình này tại Việt Nam không tránh khỏi tình trạng đội giá thành lên quá cao để thu lợi nhuận. Điều này đã dẫn đến kết quả kinh doanh không khả quan và khiến cho mô hình này bị đánh giá là không khả thi.
Rõ ràng, để tối ưu được lợi nhuận thì cần phải giảm giá thành xuống mức tối thiểu và để làm được điều này thì thị trường cần phải đáp ứng được những yếu tố sau:
– Công nghệ: Do tính chất của mô hình dropshipping, việc kinh doanh theo mô hình này đòi hỏi nền tảng công nghệ tiên tiến có thể kết nối và đồng bộ dữ liệu về đơn hàng từ nhà cung cấp cho tới người bán lẻ. Những nền tảng này cần đảm bảo việc đơn giản hoá quy trình dropshipping nhằm giải quyết các vấn đề của người bán về tìm kiếm, lựa chọn và kết nối nhà cung cấp cũng như kênh bán.
– Nguồn hàng: Chi phí nhập sản phẩm từ nhà cung cấp chiếm phần lớn trong giá thành của sản phẩm, vì vậy người bán luôn cần tìm những nguồn hàng giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí về mặt chất lượng để tránh tình trạng hàng hoàn và suy giảm uy tín của cửa hàng.
– Quy trình xử lý và vận chuyển đơn hàng: Chi phí dành cho quy trình lấy hàng hoá từ nhà cung cấp, đóng gói và vận chuyển thẳng tới khách hàng bằng thông tin người bán lẻ cần được giảm thiểu nhất có thể bằng một cơ sở hạ tầng logistics hoàn thiện.
Việt Nam có đủ điều kiện để bắt đầu dropship?
Nếu là 2 năm trước thì dropship vẫn còn khó triển khai ở Việt Nam. Nhưng thời điểm hiện tại, khi thị trường TMĐT khởi sắc cùng với sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, kéo theo đó là nguồn hàng đa dạng cùng hệ thống logistics ngày càng hoàn thiện thì Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà kinh doanh áp dụng mô hình dropshipping và tạo điều kiện để mô hình này ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Điều này được minh chứng rõ ràng thông qua những từ khoá về dropship được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây như: dropshipping là gì, dropship shopee, dropship netsale,.. cho thấy sự quan tâm đối với mô hình kinh doanh này khá lớn.
Xây dựng mô hình Dropship cho riêng mình ngay tại Việt Nam, tại sao không?
Đấy là chúng ta đang bàn về thị trường Dropship nước ngoài, còn Drop ngay trong nước thì thế nào. Hiện tại có rất nhiều cộng đồng Dropship nổi lên để đáp ứng những nhu cầu kiếm tiềm Online của mọi người. Trước đây khi nhắc tới kiếm tiền Online, mọi người chỉ nghĩ đến Dropship Ebay-Amazon-Aliexpress,…..
Thời gian 1 năm trở lại đây, khi thị trường TMĐT khởi sắc cùng với sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, kéo theo đó là nguồn hàng đa dạng cùng hệ thống logistics ngày càng hoàn thiện thì Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà kinh doanh áp dụng mô hình dropshipping và tạo điều kiện để mô hình này ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Điều này được minh chứng rõ ràng thông qua những từ khoá về dropship được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây như: dropshipping là gì, dropship shopee, dropship netsale,.. cho thấy sự quan tâm đối với mô hình kinh doanh này khá lớn.
Nền tảng Dropship dành cho chính người Việt
Bên cạnh đó, nếu trước đây, các dropshippers cần phải sử dụng các nền tảng dropshipping quốc tế để hỗ trợ mình trong việc kinh doanh và việc này vẫn khiến họ gặp phải rất nhiều khó khăn không chỉ về ngôn ngữ mà còn về cả hình thức thanh toán.
Nhưng hiện tại, ngay ở Việt Nam cũng đã có nền tảng dropshipping dành cho chính người Việt như ForiCenter.
Sau khi trải qua giai đoạn thử nghiệm thị trường với nền tảng dropshipping và khuyến khích các nhà bán hàng kinh doanh theo mô hình này, ForiCenter đã nhận lại được phản hồi tích cực từ người dùng và chứng minh rằng việc dropship tại Việt Nam là hoàn toàn có thể. Điều này cho thấy, năm 2020 tới đây sẽ là một năm khởi sắc với mô hình dropshipping giống như thị trường thương mại điện tử Việt Nam những năm gần đây.
Xem thêm: Fori Center – Cộng Đồng Kiếm Tiền Online Lớn Thứ 2 Việt Nam